HomeGiữ DaCác nguyên nhân môi khô nứt nẻ ? Cách điều trị đơn...

Các nguyên nhân môi khô nứt nẻ ? Cách điều trị đơn giản hiệu quả tại nhà

Môi khô nứt nẻ không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác đau rát khó chịu. Để có giải pháp khắc phục kịp thời, trước tiên phải xác định nguyên nhân môi khô nứt nẻ. Vậy thì hãy cùng Medic Skin tìm hiểu các nguyên nhân làm khô, nứt nẻ môi trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ

Có rất nhiều nguyên nhân làm môi khô nứt nẻ, có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Thiếu nước

Thiếu nước nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ
Thiếu nước nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ

Môi không có các tuyến sản xuất dầu như da, vì vậy chúng có thể bị khô và nứt nẻ. Trên thực tế, môi khô là một trong những triệu chứng thiếu nước. Đôi môi của bạn sẽ bị khô và bong tróc nếu bạn không uống đủ nước trong ngày. Hơn nữa, tập thể dục ngoài trời thường xuyên, cùng với gió và tia cực tím, có thể gây mất nước và đẩy nhanh quá trình nứt nẻ môi. 

Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu

Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu
Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu

Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu có thể khiến môi khô hoặc nứt nẻ. Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể khiến môi trở nên khô và cứng. Nếu không bảo vệ đôi môi trước tia cực tím có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm môi. Do đó, ngay cả trong những ngày đông lạnh giá nhất, hãy nhớ thoa son dưỡng môi chống nắng.

Thiếu vitamin & dinh dưỡng

Thiếu vitamin & dinh dưỡng
Thiếu vitamin & dinh dưỡng

Môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B. Nếu không có đủ Vitamin B trong cơ thể, sẽ dẫn đến các vấn đề da da như môi khô, bong tróc da.

Di truyền và một số bệnh lý khác

Di truyền và một số bệnh lý khác
Di truyền và một số bệnh lý khác

Một số loại thuốc theo toa, chẳng hạn như Accutane trị mụn trứng cá hoặc nếp nhăn, propranolol trị huyết áp hoặc prochlorperazine trị chóng mặt,… có thể gây khô môi.

Tình trạng tự miễn dịch có thể khiến môi bạn bị nứt nẻ. Môi khô cũng có thể do rối loạn tuyến giáp và bệnh vẩy nến. Da khô quanh miệng có thể do bệnh perleche, viêm môi góc cạnh hoặc bệnh tiểu đường.

Sử dụng mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm có chất khiến môi khô nứt nẻ
Sử dụng mỹ phẩm có chất khiến môi khô nứt nẻ

Son môi là một loại mỹ phẩm không thể thiếu giúp phái nữ trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, một số thành phần trong son môi sẽ khiến môi bạn khô hơn. Hơn nữa, phun môi bằng mực phun kém chất lượng có thể khiến môi bạn luôn bị khô và nứt nẻ. Ngoài ra, quá trình xăm môi cũng làm tế bào môi mất đi dưỡng chất từ đó làm mô khô hơn rất nhiều. 

Một số thói quen xấu dẫn đến khô môi

Nhiều người cảm thấy rằng liếm môi có thể giúp giảm khô nhanh chóng. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn không đúng, thói quen liếm môi cũng là một thói quen xấu dẫn đến khô môi.

Một số thói quen xấu dẫn đến khô môi
Một số thói quen xấu dẫn đến khô môi

Bạn càng liếm môi nhiều thì môi càng khô. Vì nước bọt có chứa các enzym hút ẩm gây kích ứng da môi. Hơn nữa, một số chất hoạt động trong nước bọt khiến các mạch máu của chúng ta giãn nở, dẫn đến chảy máu môi.

Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá cũng có thể khiến môi khô, nứt nẻ. 

Bí quyết dưỡng môi khô nứt nẻ tại nhà đơn giản, hiệu quả

Môi khô nứt nẻ làm mất thẩm mỹ và gây đau đớn khó chịu. Dưới đây là một số bí quyết dưỡng môi khô nứt nẻ tại nhà cực đơn giản mà lại hiệu quả. 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng & Nước

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng & Nước
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng & Nước

Bổ sung nước thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng môi khô nứt. Vì thế hãy uống 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho đôi môi luôn căng mọng. 

Ngoài nước, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin A, B2, C cho cơ thể. Vì môi rất dễ bị tổn thương khi cơ thể thiếu một trong các loại vitamin này. Bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa, v.v.

Tẩy trang, tẩy da chết môi định kỳ

Tẩy trang, tẩy da chết môi định kỳ
Tẩy trang, tẩy da chết môi định kỳ

Tẩy tế bào chết là bước quan trọng để duy trì đôi môi khỏe mạnh, tươi trẻ. Hãy sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết tự nhiên cho môi. Bạn có thể mua các sản phẩm tự nhiên (kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua) hoặc tự chuẩn bị sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi tại nhà.

Các thành phần chính nên sử dụng là dầu (chẳng hạn như bơ hạt mỡ hoặc dầu dừa) và đường tự nhiên. Ngoài ra, tùy theo sở thích mà bạn có thể kết hợp thêm tinh dầu hoặc nghiền các loại rau củ quả để khắc phục tình trạng môi khô nứt nẻ. 

Cấp ẩm đúng cách cho môi khô

Cấp ẩm đúng cách cho môi khô
Cấp ẩm đúng cách cho môi khô

Sau khi tẩy tế bào chết và làm sạch da môi, bạn có thể cấp ẩm cho môi bằng son dưỡng, kem. Đây là một phương pháp giữ cho đôi môi ngậm nước và tạo ra một hàng rào bảo vệ, chống lại các yếu tố bên ngoài.

Dưỡng ẩm cho môi khô nứt nẻ với các liệu pháp tự nhiên

Dưới đây là một số cách dưỡng ẩm cho môi khô nứt nẻ bằng các liệu pháp tự nhiên:

Sử dụng dầu dừa cho môi khô nứt nẻ
Sử dụng dầu dừa cho môi khô nứt nẻ
  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng tương tự son dưỡng mà không gây ra tác dụng phụ. Các axit béo của dầu dừa giúp dưỡng ẩm và làm mềm môi, trong khi vitamin E có tác dụng phục hồi sức sống cho môi. Lấy một lượng nhỏ dầu dừa thoa lên môi nhiều lần mỗi ngày sẽ mang lại đôi môi căng mọng, mịn màng.
Sử dụng mật ong cho môi khô nứt nẻ
Sử dụng mật ong cho môi khô nứt nẻ
  • Sử dụng mật ong: Mật ong sẽ giúp dưỡng ẩm và chữa lành đôi môi nứt nẻ trong mùa đông. Chỉ cần thoa một lượng nhỏ mật ong nguyên chất lên môi ba lần mỗi ngày. Bạn sẽ nhận thấy tác dụng của mật ong trên môi ngay sau lần sử dụng đầu tiên.
Sử dụng dưa chuột cho mội khô nứt nẻ
Sử dụng dưa chuột cho mội khô nứt nẻ
  • Sử dụng dưa chuột: Dưa chuột cũng là một loại nguyên liệu chăm sóc da tự nhiên tuyệt vời. Lấy một quả dưa chuột, cắt thành những lát nhỏ, rồi đem đắp lên môi. Để yên trong 15 – 20 phút, sau đó rửa lại môi với nước sạch.

Lưu ý khi chăm sóc môi khô nứt nẻ

Khi chăm sóc đôi môi đang bị nứt nẻ, chị em cần lưu ý những điều sauL

Khắc phục các thói quen không tốt cho da môi

Như đã nói ở trên, thói quen liếm môi là cực kỳ có hại. Do đó, nếu bạn muốn có một đôi môi căng mọng, mịn màng, bạn phải thay đổi thói quen này. 

Nếu bạn là người hút thuốc, bạn nên ngừng hút thuốc ngay lập tức. Hút thuốc không chỉ có hại cho môi mà còn nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. 

Nhiều bạn gái có xu hướng dùng dùng son để che đi môi khô. Tuy nhiên, đây là một thói quen không nên bỏ vì son rất có hại cho môi khô nứt. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại son dưỡng môi tự nhiên như dầu dừa để duy trì sự cân bằng độ ẩm.

Phòng tránh nguyên nhân gây khô môi nứt nẻ

Cách tốt nhất để hạn chế gặp tình trạng môi khô nứt nẻ chính là tránh những tác nhân làm môi khô. Ví dụ như sử dụng son dưỡng để giữ ẩm cho môi, không sử dụng son có chứa chất gây kích ứng,…

Thăm khám khi tình trạng kéo dài & nghiêm trọng

Môi khô là tình trạng thường gặp của cơ thể khi trời lạnh, nhưng nếu bạn nhận thấy môi không chỉ khô nứt mà còn bị những tình trạng dưới đây trong một thời gian dài thì nên đến gặp bác sĩ.:

  • Khóe miệng nứt nẻ và ửng đỏ 
  • Các vết nứt hở có dịch vàng và mủ.
  • Trong nhiều ngày, khóe môi bị nứt và chảy máu nghiêm trọng không đỡ.

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra được những nguyên nhân môi khô nứt nẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chị em khắc phục được tình trạng này. Truy cập ngay Website: https://depchuanykhoa.vn/ để có thể tìm hiểu thêm nhiều về thông tin làm đẹp ngay nhé các bạn.

Bạn có thể truy cập vào Social dưới đây để biết thêm nhiều thông tin về làm đẹp hơn nhé !

https://fliphtml5.com/homepage/wzgjb

https://500px.com/p/medicskin

https://bumppy.com/tm/medicskin

https://8tracks.com/medicskin

https://edex.adobe.com/community/member/gVZfK7fa5

https://www.gapo.vn/page/1795458172936150038

https://www.cakeresume.com/me/medicskin

https://www.longisland.com/profile/medicskin

https://folkd.com/user/medicskinhttps://www.slideserve.com/medicskin

Bài Viết Liên Quan
- Advertisment -spot_img

Bài Viết Nổi Bật

error: Content is protected !!